Lòng đố kỵ này này mầm và bắt rễ ngay khi một linh hồn biết so sánh. Sợ mình yếu hơn, sợ mình dở hơn, sợ mình thua cuộc. Nhưng đó không phải là căn nguyên. Lòng đố kỵ bắt đầu thành hình khi một người sợ đứa bạn bên cạnh học giỏi hơn mình, sợ một người đồng nghiệp làm việc nổi trội hơn mình và đứa em sợ anh trai cứ mãi được tán dương.
Sự khác biệt giữa nổi sợ mình thua và nỗi sợ người khác thắng ở chỗ: khi sợ người khác thắng cuộc, hành vi độc ác của sự đố kỵ bắt đầu xuất hiện. Bởi thay vì tìm cách lắp ráp lại bản thân và thu xếp nổi sợ của mình, kẻ ấy bắt đầu tấn công người khác.
Khi còn là một học sinh, tôi đã nhìn thấy sự đố kỵ nảy mầm trong mình. Đó là một lần cô giáo gọi tôi trả lời. Câu trả lời chưa thoả mãn, cô gọi một bạn khác nhưng bắt tôi đứng nghe. Sau đó cô nói: "Em nghe bạn trả lời chưa, như vậy mới đúng và đầy đủ."
Khi ấy, tôi cảm thấy ngực mình đau nhói và khó thở. Chỉ sau một buổi sáng, người bạn trả lời câu hỏi kia đã hoá thành kẻ thù của mình. Tôi bắt đầu thấy bạn giỏi hơn tôi, bạn viết chữ đẹp hơn, bạn nói năng nhẹ nhàng, giày bạn đẹp hơn và bạn chạy nhanh hơn. Tôi không bao giờ quên cảm xúc tối tăm đó đã tượng hình ra sao, bởi để gột bỏ nó là một hành trình mỏi mệt và đau khổ vô cùng tận.
Từ năm mười hai tuổi đó, tôi không còn bất kỳ hạnh phúc nào của sự vô tư. Những lời so sánh của cô giáo sẽ biến một bạn nào đó trong lớp thành kẻ tôi muốn vượt qua. Kỳ lạ ở chỗ, lời so sánh xuất hiện vào những khoảng khắc vô cùng đắt giá, chúng như bẻ gãy tôi và khiến tôi phải gồng mình lên để chứng tỏ bản thân, không tin rằng mình có thể thư giãn được nữa.
Rốt cuộc tôi gặp thầy vào năm lớp Mười, khi ấy tôi không thi đậu vào trường chuyên. Sự tủi hổ, đau đớn của một kẻ thất bại phủ vây lấy tôi. Rất nhiều bạn của tôi đã đậu vào ngôi trường mơ ước đó. Tôi đến nhà thầy học, mang theo những ức cợn không thể giải toả trong lòng. Khi mười sau tuổi, tôi nghĩ cuộc đời bé xíu trên tay và mình là kẻ thất bại.
Tôi đã nói chuyện với thầy nhiều hơn bất kỳ người lớn nào vào thời điểm đó. Thầy nói với tôi: "Con cay cú vì cuộc thi đó đến vậy sao? Con không biết có cả ngàn cuộc thi trên đời. Nếu con thích, con đi học đại học để tha hồ thi thố. Nhưng tại sao con không tập trung học? Cứ mải ghen tỵ với người khác, rồi con chẳng thành ai đâu."
Câu nói cuối cùng của thầy thốt ra trong một chiều mưa và lớp học chỉ có mình tôi đến. Thầy đứng ở cửa sổ, thả câu nói vào tay tôi: "Nếu con muốn đọc sách, thầy có kệ sách ở dưới nhà, cứ xuống mà lựa."
Mất bốn năm để tôi hiểu buổi chiều nghỉ học đó là một sự cứu chuộc. Tôi đọc nhiều hơn và dành toàn bộ thời gian để suy nghĩ về điều mình muốn làm. Tôi bỏ cuộc đua để trở thành người giỏi nhất. Tôi cũng mất dần hứng thú với việc mình sẽ là ai đó, tạo ra thành tựu nào đó, hay được một ai đó cúi đầu nể phục. Năm mười bảy tuổi, phần lớn thời gian của tôi là những đêm ngồi viết trên chiếc máy tính cũ. Tôi viết chỉ để viết. Tôi viết vì cảm hấy nó đang thoả mãn mọi sự yếu ớt sinh ra trong mạch đập của mình.
Năm mười bảy tuổi, tôi hay ngủ gục trong lớp, điểm số là phụ, chỉ tập trung vào để đậu đại học và đến được với cuộc sống bên ngoài. Tôi đã hạ gục mọi sự lo nghĩ về đối thủ, sợ ai đó vượt qua mình, căm ghé ai đó sẽ hơn mình, phẫn nộ vì ai đó đẹp hơn mình, căm thù ai đó vì đạt học sinh giỏi mà không phải mình.
Khi ấy, tôi nhẹ nhõm sống với những buổi sáng vật lộn để không ngủ gục trong lớp. Nhưng tôi bắt đầu quan sát bản thân mình, ngắm nhìn những tỵ hiểm mình đã xây đắp bao lâu, từ năm mười hai tuổi. Tôi có năm năm để căm ghét hầu hết những ai giỏi hơn mình, may mắn ở chỗ, tôi đã không làm một điều gì độc ác với họ bởi vì hèn yếu.
Nhiều lần, tôi kinh ngạc khi một bạn học cùng đắc thắng kể bạn đã lừa đứa ngồi sau bằng cách cho một đáp số giả khi thi, bởi vì bạn tin cách đó sẽ giúp bạn giỏi nhất lớp. Có bạn vô cùng hân hoan khi kể rằng bạn vui đến mức nào khi tất cả những đứa luyện thi chung đội tuyển đều rớt sạch, trừ bạn.
Lòng đố kỵ không che giấu nổi lên như một cơn đắc thắng đọc chiếm và sự kiêu kỳ nông cạn. Nó biến những đứa trẻ ngay thơ thành những chiến binh tìm cách rạch mặt bạn khi không còn cách đàng hoàng để chiến thắng. Và đôi khi cách bẩn thỉu nhất được tôn vinh, vì kẻ ấy cuối cùng đã thắng.
Tôi bắt đầu sợ những đố kỵ. Đố kỵ không dừng ở so sánh, nó sẽ vươn bàn tay để cào cấu đối thủ, sát phạt người mình thù ghét, thậm chí là biến mọi hành vi của người xung quanh thành đòn thù. Một cô gái ghét bạn mình vì cô kia giỏi giang, xinh đẹp, có bạn trai ngon lành, có cha mẹ hoà nhã, có nhiều danh vị. Cô bắt đầu nói xấu bạn, tìm cách phá hoại tình yêu của bạn, hãm hại bạn trong công việc. Nhiều khi ta chỉ thấy phần cuối cùng của việc hãm hại mà không biết nó đã bắt đầu khi mòng vuốt đó kỵ dài ra.
Nhưng phần khủng khiếp nhất hơn của đố kỵ là chính những gì bản thân ta phải chịu đựng.
Tôi chưa bao giờ thấy thoải mái khi luôn phải dòm chừng một ai đó giỏi hơn. Tôi chưa bao giờ cảm thấy nhẹ nhõm khi một kẻ khác đi nhanh hơn mình. Tôi luôn canh chừng như chó săn, độc địa như loài đĩa và ma lanh như một thằng hề có hai gương mặt. Điều đó có hạnh phúc không?
Nó biến thành toàn thể bất hạnh khi người đố kỵ mãi mãi thua cuộc. Nó đẩy họ vào sự tự ti cùng cực, xấu hổ với bên người và tự nhục nhã bài trừ bản thân. Trong khi đó họ không hiểu cuộc đời chỉ đơn giản là lăn đi, đâu ai nhìn ai, đâu ai rãnh rỗi tỵ hiếm so sánh họ với người thắng cuộc. Nội tâm họ yếu đuối đến mức bị ám ảnh và biết mình thành con ốc ngu xuẩn.
Tôi đã viết rất nhiều về sự đố kỵ, trong quá trình quan sát bản thân mình. Nỗi sợ vì mình không thành công NHƯ một ai khác, nỗi sợ vì ai khác giỏi hơn mình là những nối sợ phù phiếm, ngu dần và ác độc. Tôi hầu như đã quên mất bản thân chỉ vì đố kỵ, quên mất yêu thương nó, quên mất săn sóc nó, quên mãi nôi dưỡng và làm nó hạnh phúc. Tôi chỉ mải mê tấn công một người khác.
Cảm xúc ganh ghét, so bì bên trong là một tường thành trấn áp hạnh phúc. Kẻ đố kỵ không thường hành phúc, họ ăn nỗi hờn giận và sợ hãi để tiếp tục sống. Kinh khủng hơn, lòng đó kỵ nảy sinh từ cách người lớn, người thầy, người quan trọng luôn miệng so sánh một đứa trẻ với ai đó hay ho hơn nó. Và họ chỉ đang gieo mần cho cái ác trương phình lên thành bệnh dịch.
Chẳng đứa trẻ nào cần đố kỵ để lớn lên cả.
Trích Ta có bi quan không? - Khải Đơn.